ĐÁM CƯỚI HIỆN ĐẠI

ĐÁM CƯỚI HIỆN ĐẠI
Ngày nay, để tiết kiệm thời gian, chi phí và phù hợp với xu hướng hiện đại của xã hội nhưng không để lạc mất những giá trị truyền thống của cha ông, nghi thức cưới được rút gọn thành hai lễ cơ bản là lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Với những gia đình không quá nặng nề về nghi thức truyền thống ,việc dựng vợ gả chồng không còn quá phụ thuộc vào cộng đồng. Một đám cưới được hiện đại hoá theo phong cách phương Tây sẽ mang lại cho các cặp đôi trẻ nhiều sự lựa chọn độc đáo.
* Con đường đi đến một lễ cưới hoàn hảo
Nhiều người thường nghĩ rằng dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị cho một đám cưới sẽ khiến các đôi uyên ương chịu nhiều áp lực không cần thiết. Thực tế, các tổ chức tổ chức đám cưới nổi tiếng trên thế giới lại cho rằng quá trình đôi bạn đời chuẩn bị cho đám cưới của mình chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong hôn nhân của họ. Để có được một ngày vui trọn vẹn, các cặp đôi nên bắt đầu kế hoạch cưới hỏi trước khi lễ cưới diễn ra khoảng từ 9 đến 12 tháng. Khách sạn Việt Úc sẽ cùng bạn điểm qua những công việc cần chuẩn bị cho đám cưới của mình. Với danh sách này, bạn có thể quản lý thật kĩ lưỡng, chu đáo các công việc và chi phí cho sự kiện trọng đại này.
9 – 12 tháng trước ngày cưới
• Thông báo dự định làm đám cưới cho hai bên gia đình.Lên kế hoạch để hai bên gia đình gặp mặt và chính thức bàn bạc về hôn lễ của hai bạn
• Chọn ngày làm lễ ăn hỏi.
• Chọn lựa phong cách cho đám cưới của bạn (lịch sự, sang trọng, truyền thống, hiện đại…).Từ đó có thể tính toán phần lớn chi phí về trang trí và tiệc của bạn.
• Lên danh sách khách mời tùy thuộc vào chi phí tổ chức đám cưới của bạn. Các chuyên gia khuyên bạn nên mời những người bạn thân thiết của gia đình và không nên quá 1.000 người để việc chào hỏi, phục vụ khách được chu đáo.
• Thảo luận về ngân sách cho đám cưới, cùng vợ hoặc chồng tương lai của bạn tính toán chi phí tối đa hai bạn có thể chi cho đám cưới của mình.
• Chọn vài ngày lành tháng tốt trong năm và nhà hàng mà bạn ưng ý, nếu những nơi đãi tịêc bạn thích còn chỗ cho một trong những ngày đẹp bạn đã chọn, bạn nên đặt chỗ ngay. Đặc biệt, vào dịp mùa cưới cuối năm, những nhà hàng tiệc cưới thường được đặt trước cả 1 hoặc 2 năm.
• Lên kịch bản chi tiết cho đám cưới của bạn (chụp hình, quay phim, tư vấn (nếu cần), hoa cưới, màu sắc chủ đạo, nhạc.
5 – 8 tháng trước khi cưới
. Phong cách cưới của hai bạn sẽ quyết định kiểu dáng trang phục mà bạn chọn. Bắt đầu tìm kiếm đầm cưới, áo vest và trang sức cho lễ cưới của bạn.
• Chọn người bưng mâm quả, trang điểm và làm tóc.
• Lên kế hoạch và chọn địa điểm chụp hình cưới mà bạn ưa thích. Liên hệ với nhiếp ảnh gia và quay phim phù hợp với điều kiện và phong cách của hai bạn.
• Liên hệ với các dịch vụ tổ chức tiệc cưới có uy tín để lên kịch bản và giúp bạn có một tiệc cưới hoàn hảo
• Viết và bắt đầu gửi thiệp cưới.
3 - 4 tháng trước khi cưới
• Đặt bánh cưới, hoa cưới và người trang điểm, làm tóc.
• Đặt váy cưới cho cô dâu và áo vest cho chú rể.
• Chọn những người sẽ làm phù dâu, phù rể trong đám cưới của bạn.
• Chọn mua nhẫn.
• Cùng người bạn đời tìm kiếm thông tin và lựa chọn địa điểm đi trăng mật. Liên hệ các công ty du lịch và đặt vé cho tuần trăng mật của bạn.
• Chọn mẫu thiệp cưới và đặt in thiệp.
• Thuê xe và các phương tiện đi lại cần thiết.
2 tháng trước khi cưới
• Hoàn tất danh sách khách mời để đi đặt tiệc tại nhà hàng, lựa chọn thực đơn phù hợp.
• Bắt đầu viết thiếp mời.
• Đặt xe đón dâu và xe đưa đón bạn bè, người thân trong ngày cưới.
• Quyết định mẫu hoa cầm tay của cô dâu, bánh cưới, cổng hoa, chọn nhạc cho đám cưới, chụp hình và hoàn thiện album cưới.
• Sửa sang, mua đồ cho phòng tân hôn.
1 tháng trước khi cưới
• Chuẩn bị kịch bản cưới.
• Cân đối lại các chi phí cho đám cưới để kế hoạch chi tiêu không vượt ngoài tầm kiểm soát
• Đi đăng ký kết hôn.
• Chuẩn bị lễ ăn hỏi, tùy thuộc vào thời gian mà gia đình hai bên lựa chọn để tiến hành ăn hỏi
• Sau khi ăn hỏi, nhà gái bắt đầu gửi thiếp mời tới các vị khách kèm theo đồ lễ.
2 tuần trước đám cưới
• Nếu lựa chọn các dịch vụ cưới trọn gói, bạn phải thống nhất lại chương trình lần cuối.
• Kiểm tra danh sách khách mời, ăn thử món ăn thực đơn.
• Cùng nhau thư giãn, cắt tóc, cắt sửa móng tay, móng chân. Cố gắng đi ngủ sớm và ngủ ngon để có được tâm trạng thật sự thoải mái trước ngày cưới.
• Tổ chức tiệc chia tay cuộc sống độc thân với bạn bè thân thiết.
Ngày cưới
• Ăn sáng đầy đủ để chuẩn bị cho một ngày dài
• Làm tóc và trang điểm sớm, thay váy cưới trước giờ làm lễ khoảng 2 tiếng để làm chủ thời gian
• Chia sẻ cảm xúc của mình với người bạn đời để có một tâm trạng vui vẻ và hạnh phúc.

Chi tiết

ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG

ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG
Lễ dạm hỏi
“Dạm ngõ” hay còn gọi là lễ xem mặt, là buổi gặp gỡ chính thức giữa nhà trai và nhà gái nhằm xem xét gia đình hai bên có “môn đăng hộ đối” hay không. Đây là dịp để chính thức hoá mối quan hệ của hai bạn để chuẩn bị tiến đến hôn nhân. Sau khi được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai chuẩn bị trầu cau, hoa quả, bánh kẹo và báo trước cho nhà gái để chọn thời điểm thích hợp đưa lễ vật đến nhà gái để thắp hương, Điều đặc biệt cần ghi nhớ trong lễ dạm ngõ là các lễ vật đều phải là số chẵn.
Lễ ăn hỏi
Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ.
“Năm miếng trầu thành dâu nhà người”
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Ví dụ như bánh cốm, bánh phu thê, chè, thuốc lá, rượu, hạt sen, trầu cau, lợn sữa quay. Số lượng mâm quả thường là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa có đôi có cặp.
Lễ rước dâu
Được tổ chức tại nhà gái trong ngày cử hành hôn lễ. Nhà trai đưa chú rể sang làm lễ trước bàn thờ gia tiên nhà gái, xin phép rước dâu về nhà chồng.
“Mang sang một thúng xôi vò,
một con lợn béo một vò rượu tăm.
Cho em đôi chiếu em nằm,
đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo
giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”
Lễ cưới
“Tay bưng dĩa muối chấm gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”
Tiệc cưới là buổi tiệc của gia đình tổ chức để mời họ hàng, bè bạn, người thân đến để chung vui đồng thời là lễ ra mắt của cô dâu, chú rể đối với họ hàng, bạn bè và người thân của họ. Bữa tiệc này thường được tổ chức rất trang trọng. Tiệc cưới được nhà trai và nhà gái tổ chức riêng hay chung tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và sự lựa chọn của chính họ.
Lễ lại mặt 
Sau đêm tân hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên, ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày.

TIỆC CƯỚI

GIỚI THIỆU